Giải đáp thắc mắc về vấn đề đau mắt đỏ
Cập nhật lúc: 09/08/2022 133
Cập nhật lúc: 09/08/2022 133
Về cơ bản, bệnh đau mắt đỏ xảy ra khi lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng của mắt) và kết mạc mi gặp phải tình trạng viêm nhiễm. Do đó, bệnh có thể được tạo thành bởi một trong các nguyên nhân sau:
Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà đau mắt đỏ sẽ có những triệu chứng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các triệu chứng điển hình bao gồm:
Bệnh đau mắt đỏ được coi là một bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, những biến chứng nguy hiểm là hoàn toàn có thể xảy ra, gây suy giảm thị lực thậm chí là mù lòa do các tổn thương ở giác mạc: Viêm giác mạc, loét giác mạc. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường như mắt đỏ, đau nhức, cộm ngứa,… hoặc tình trạng đau mắt đỏ kéo dài, người bệnh nên đến thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.
Tốc độ lây lan của bệnh đau mắt đỏ khá nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch. Các con đường lây bệnh bao gồm:
Nguyên nhân chính gây bệnh đau mắt đỏ là do virus, vi khuẩn. Do đó, việc nhìn vào mắt người bị đau mắt đỏ không có khả năng lây bệnh như nhiều người lầm tưởng. Để giảm thiểu tối đa khả năng lây bệnh, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc khi tiếp xúc phải đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn. Lý do là nguy cơ lây nhiễm qua đường hô hấp rất cao. Đặc biệt, người bị đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả trong thời kì ủ bệnh hoặc trong vòng 1 tuần sau khi đã khỏi bệnh.
Việc điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh:
Ngoài ra, để hỗ trợ việc điều trị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Khi ra ngoài nên đeo kính râm để bảo vệ mắt trước nắng gió, khói bụi. Tuyệt đối người bệnh không được dụi, day mắt để tránh làm tổn thương giác mạc.
Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo dài, trở nặng gây biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế lây lan cũng như những tổn thương cho mắt. Với những trường hợp bệnh nhân mắc tật khúc xạ đang sử dụng kính áp tròng, cần ngưng sử dụng kính áp tròng và thay thế bằng kính gọng cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Ngoài ra, việc điều trị cũng cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc, sử dụng đơn thuốc của người khác hay áp dụng các phương pháp truyền miệng, các mẹo dân gian: Nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,… Tốt nhất nên đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa mắt để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.
Tài liệu tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355
https://www.webmd.com/eye-health/eye-health-conjunctivitis
https://www.nhs.uk/conditions/conjunctivitis/
https://www.aao.org/eye-health/diseases/pink-eye-conjunctivitis
Mắt là một bộ phận có cấu trúc tinh vi, phức tạp. Với mắt thường, các bác sĩ nhãn khoa khó có thể nhận biết được tình trạng của một số bệnh không có biểu hiện cụ thể bên ngoài ở giai đoạn đầu. Việc kết hợp sử dụng các thiết bị quang học như kỹ thuật chụp OCT bán phần sau nhãn cầu khắc phục được một số nhược điểm của phương pháp khám lâm sàng hay siêu âm, giúp các bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán sớm, chính xác và thuận tiện theo dõi diễn biến bệnh trong suốt quá trình điều trị để có biện pháp can thiệp thích hợp.
Xem chi tiếtĐau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt, có thể xuất hiện quanh năm và ở mọi đối tượng. Tuy là bệnh lành tính nhưng đau mắt đỏ vẫn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc sau mưa lũ.
Xem chi tiết